THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM?

A Trung (trái) - một công nhân Trung Quốc - với công việc khá đơn giản là ráp giàn giáo cùng với nhiều công nhân Việt Nam - Ảnh: VIỄN SỰ (báo Tuổi Trẻ)

Mấy ngày gần đây báo chí Việt Nam đưa tin nhiều hơn về vấn đề lao động Trung Quốc tại Việt Nam.  Và ngay trong sáng nay 11/08/2011, trong buổi tiếp xúc cử tri của các đại biểu quốc hội, nhiều cử tri đã nói lên bức xúc về tình trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam[1]. Vậy đâu là thực trạng của lao động Trung Quốc tại Việt Nam?

Lao động bất hợp pháp

Báo Tuổi Trẻ hôm nay cho hay 1.051/1.728 lao động Trung Quốc đang làm việc không có giấy phép tại dự án Nhà máy Đạm Cà Mau ở xã Khánh An, U Minh, Cà Mau.[2]

Ông Nguyễn Tiến Hải – phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết đây không phải là lần đầu phát hiện tình trạng này. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội đã nhiều lần kiểm tra và lần nào cũng có lao động Trung Quốc làm việc bất hợp pháp và lần sau luôn cao hơn lần trước.

Thống kê của Tổng cục 3, Bộ Công an năm 2009 thì đã có ít nhất 35.000 lao động Trung Quốc tại Việt Nam[3], còn số người Hoa ở Việt Nam hiện nay khoảng 800.000 người. Số liệu người lao động trên chỉ lấy từ thông tin do các doanh nghiệp cung cấp, chủ yếu là các doanh nghiệp ở Sài Gòn, Bình Dương.

Hiện nay chưa có thống kê chính thức nào về số lượng lao động Trung Quốc tại Việt Nam. Nhưng chắc chắn con số sẽ rất cao. Năm ngoái số lượng khách du lịch vào Việt Nam cao kỷ lục khoảng 4.2 triệu người, trong đó Trung Quốc cao nhất với bình quân mỗi tháng từ 60.000-90.000 người. Đó là chưa kể một số nhập cư trái phép qua đường bộ. Thủ đoạn của họ là giả vờ đi du lịch, thăm thân nhân rồi tìm cách gia hạn ở lại Việt Nam để làm việc.

Lao động không có tay nghề

Quy định của Việt Nam không cho phép thuê người người nước ngoài làm lao động phổ thông. Thế nhưng dường như với lao động Trung Quốc là một ngoại lệ.

Mới đây qua kiểm tra ở nhà máy allumin Nhân Cơ – Đaknông đã phát hiện ra hơn 60% những công nhân ở đây không có một chút bằng cấp nào. Mặc dù theo đăng kí thì 190/312 người làm việc ở đây là công nhân kỹ thuật cao nhưng tất cả họ đều không có bất kì giấy tờ chứng minh nào. Ngay cả những lao động được đăng ký là chuyên gia hay kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm cũng chỉ là qua lời nói suông của các nhà thầu Trung Quốc[4].

Ở nhiều nhà máy, xí nghiệp tình trạng công nhân không có chuyên môn, tay nghề được thuê làm những công việc thông thường cũng diễn ra. Đáng nói hơn họ còn được nhận lương cao hơn là lao động trong nước với cùng một công việc.

Khó kiểm soát

Tình trạng người Trung Quốc lộng hành đã gây nên nhiều bức xức trong dân chúng. Năm 2009 đã xảy ra một vụ làm người dân trong nước phải kinh hãi. Gần 200 lao động Trung Quốc đã ngang nhiên cầm gậy gộc, ống nước xông vào đánh đập nhà cửa, xe cộ, và tất cả ai họ gặp ở Nghi Sơn, Thanh Hóa[5].

Công nhân Trung Quốc còn gây nhiều bất ổn ở nhiều vùng gần nơi họ sống. Ăn nhậu xong rồi quậy phá, hay làm chuyện đồi bại với con gái vùng lân cận là không thiếu.

Đã có nhiều đám cưới không đăng kí giữa người công nhân và con gái Việt Nam diễn ra.  Tình trạng này càng ngày càng gia tăng Đặc biệt là từ khi Trung Quốc trúng thầu dự án khai thác bô-xit ở Tây Nguyên, thì số lượng lớn người Trung Quốc lại có cơ hội tuồn vào Việt Nam một cách công khai và gia tăng thêm nhiều bất ổn.

Ở Sài Gòn, Bình Dương, Lâm Đồng, Đaknông, Ninh Bình, Quảng Ninh ngày càng có nhiều quán xá phục vụ riêng người Tàu, người nói tiếng Tàu đã xuất hiện nhiều hơn. Ví dụ như ở Bình Dương gần đây đã mọc lên khu phố của người Hoa với hơn 120.000 người.

Nhiều nhân sĩ yêu nước đang lo lắng về sự băng hoại văn hóa Việt khi những người công nhân này ra các vùng dân lân cận. Có người nói thẳng đây là chính sách giải quyết tình trạng “ế nam giới” và thất nghiệp tại nước họ và sâu xa hơn có thể đây chính là âm mưu “Hán hóa” thâm độc từ ngàn năm nay của Trung Quốc.

Phản ứng của Việt Nam

Phản ứng của người dân trước hiện tình lao động Trung Quốc được nhập cư ào ạt vào Việt Nam là rất gay gắt. Thế nhưng phản ứng của chính quyền Việt Nam là rất chậm và hầu như không hiệu quả.

Chính quyền Việt Nam đã thừa nhận việc quản lý người lao động Trung Quốc là rất khó khăn phức tạp. Một đằng công tác quản lý còn yếu kém, mặt khác dường như chính quyền đang sợ đụng chạm đến chính sách ngoại giao với Trung Quốc.

Người ta tự hỏi lao động trong nước thì dư thừa, hàng trăm ngàn sinh viên có chuyên môn tay nghề ra trường thất nghiệp, có sinh viên đã phải đi bán các cơ quan nội tạng để sống[6], tại sao không giải quyết cho họ mà lại đi thuê lao động nước ngoài???

Người ta cũng đang thắc mắc có phải chính quyền Việt Nam quá ưu đãi Trung Quốc không khi có những chính sách quá thông thoáng với họ?

Chẳng hạn như Trung Quốc dễ dàng trúng thầu các dự án quốc gia như khai thác Bô-xít, các xây dựng đập thủy điện, xây dựng đường cao tốc, các tuyến đường huyết mạch, các dự án xây dựng cơ bản khác và còn được khai thác rừng tới 50 năm…

Nhiều người lo sợ rằng sự kiểm soát của Trung Quốc ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực mang tính chiến lược có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay không? Lo ngại ấy là có lý vì từ ngàn năm nay Trung Quốc luôn muốn thôn tính Việt Nam, càng có cơ sở hơn khi gần đây Trung Quốc liên tục xâm phạm, sách nhiễu đòi chiếm trọng vùng biển Đông của Việt Nam.

Càng lo hơn khi chính quyền cộng sản Việt Nam đã ký những công ước cắt đất bán biển chẳng hạn như công ước bán Hoàng Sa-Trường Sa của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhượng hàng trăm ngàn mét vuông đất biên giới qua các lần cắm cột mốc biên giới….

Với thực trạng lao động người Trung Quốc đang diễn biến phức tạp như hiện nay, cộng với những mối nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nhiều nhân sĩ trí thức đã kiến nghị chính phủ cần xem xét mối giao hảo với thằng “anh hai” thâm hiểm. Những người này chỉ ra rằng chỉ có “chơi với Mỹ” thì những mối nguy căn bản nhất của Việt Nam mới được giải quyết. Tuy nhiên khi đề xuất những đóng góp thực tâm này họ lại bị gặp những liên lụy không đáng có và nổi bật có người còn bị tù như luật sư Cù Huy Hà Vũ gần đây.

Chỉ cần với những chính sách kinh tế linh hoạt đặt ưu tiên cho người Việt hơn và có những kế sách lâu dài khôn ngoan là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể giúp các lao động trong nước và cải thiện được nền kinh tế nước nhà. Nhưng với những gì đang xảy ra trước mắt liệu người lao động còn có thể tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn như các quan chức thường hứa?

[1] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/450658/Cu-tri-buc-xuc-ve-lao-dong-nuoc-ngoai-khong-phep.html

2 responses to “THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM?

  1. Anh viet toi doc ,chi co anh va toi biet , su uon hen va nhu nhuoc cua bon cong san cam quyen moi dua dat nuoc Viet Nam den tinh trang the tham nay. Phai chi bai viet cua anh duoc in thanh bao giay,va phai chi dung co nhung thang ban bao hen nhu toi ,chi biet doc ma kg rao ban to bao cua anh den khap ca moi nguoi . Viet Nam van con thuoc chua . Hay in truyen don va phat truyen don di cac ban.

  2. Mất nước rồi bà con ơi. Hãy bỏ thuốc độc vào thức ăn và nước uống cho bọn TQ nó chết …thế nào nó cũng bỏ trốn về xứ nó. Khỏi đợi chính quyền bù nhìn.

Bình luận về bài viết này