Daily Archives: Tháng Tám 22, 2011

Tâm tư của một anh “bộ đội Cụ Hồ”

Trần Kinh Nghị

Gần nhà tôi có một bác cựu chiến binh nay đã “ngoại bát thập tuần”. Có lần bác bộc bạch: ”Nghề của tôi là anh bộ đội Cụ Hồ”… Nhưng thực ra bác  đã từng theo học “trường Tây” ở Hà Nội, kháng chiến bùng nổ bác đi theo Cụ Hồ làm lính cho đến ngày về hưu với chức vụ Đại tá.

Nếu chỉ có vậy thì tôi không nói ra đây làm gì, vì giờ có rất nhiều cấp tá về hưu như bác. Số là mấy tuần trước bác có gọi điện thoại cho tôi để giải bài một tâm trạng bức xúc mà qua điện thoại tôi nghe không được rõ lắm, chỉ hiểu đại khái là bác vừa được đi nghe phổ biến tình hình dành cho cán bộ hưu trí ở trong phường nơi cư trú… Hôm đó vị diễn giả là một cán bộ lãnh đạo cao cấp nhưng không hiểu sao lại nói “xanh rờn” rằng ông cha ta xưa kia đánh thắng giặc phương Bắc rồi đều trở lại quy phục, triều cống… Nay chống họ làm gì… (?) …và những ai tham gia biểu tình này nọ đều là tiếp tay cho bọn Việt Tân… (!).

Tiếp tục đọc

Việt Nam lại bị hạ mức tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm nợ của Việt Nam sẽ bị tiếp tục nếu Chính phủ không cân đối được chi tiêu

Cơ quan đánh giá tín nhiệm nợ của Standard & Poor's, 
một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn nhất của Hoa Kỳ,
đã hạ mức tín nhiệm nợ nội tệ của Việt Nam từ mức BB xuống 
BB- sau khi đã điều chỉnh phương pháp đánh giá nợ các 
quốc gia.

Tiếp tục đọc

Cuộc gặp gỡ của nhân sĩ trí thức với sinh viên Việt Nam tại Singapore

Hàng đầu (ngồi) có Nhà văn Nguyên Ngọc, ông Nguyễn Trung, bà Phạm Chi Lan-cựu thành viên Ban Nghiên cứu Chính phủ, đều vận áo No U. Hàng thứ hai có anh Giáp Văn Dương (cạnh chị váy đỏ), tác giả bài “Thoát Trung” mới đây, GS Lê Văn Cường (VK Pháp), TS Vũ Minh Khương (đang cười hết cỡ), người nổi tiếng cách đây 6 năm với bài “Cơ hội của Thánh Gióng” trên Tuổi trẻ, kế đến, cạnh TS Nguyễn Quang A, là GS Trần Văn Thọ, VK Nhật, có nhiều bài viết trên TBKTSG, vợ chồng GS Nguyễn Ngọc Giao (VK Pháp) kế bên TS Nguyễn Quang A và GS Chu Hảo. Phía sau có các GS Trần Hữu Dũng, GS Ngô Vĩnh Long (VK Mỹ). Ảnh blog Anhbasam

Gia Minh, biên tập viên

2011-08-22

Cuộc gặp gỡ trao đổi giữa một số những trí thức có tiếng trong và ngòai nước cùng những sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Singapore diễn ra vào chiều chủ nhật ngày 21 tháng 8 ở Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Gia Minh tường thuật một số ý chính tại cuộc trao đổi và ghi nhận phản hồi của một vài thành viên trẻ tham dự cuộc gặp gỡ đó.

Tiếp tục đọc

Cập nhật thông tin về những người yêu nước biểu tình ngày 21/8/ tại Hà Nội

BKL (22/08/2011)
Vào lúc 20h ngày 22/8/2011, 5 người gồm có Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Hữu Long, Ngô Duy Quyền, Lưu Trọng Đức và Nguyễn Quang Thạch đã rời đồn CA Quận Hoàn Kiếm. 3 người khác là chị Đặng Bích Phượng, Bùi thị Minh Hằng và Nguyễn văn Dũng tiếp tục bị giam giữ và đưa về Hỏa Lò.
Xin nhắc lại, tổng cộng đã có 47 người tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội vào ngày 21/8. Một số bị đưa về CA quận Hoàn Kiếm, một số về đồn CA huyện Mỹ Đình.
Tại đồn CA, những người này bị ép buộc lăn dấu tay và ký giấy đã vi phạm Nghị định 38. 39 người đã ký và lần lượt được trả tự do từ trưa cho đến 22 giờ đêm ngày 21/8.
8 người còn lại không chịu ký nên tiếp tục bị giữ lại cho đến 20 giờ ngày 22/8, 5 người được thả và 3 người tiếp tục bị giam giữ. Riêng chị Bích Phượng đã bị CA đến khám xét nhà.
Báo Không Lề

Tám người tham gia biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc bị giam giữ

BKL (22/08/2011) – Báo chí Việt Nam hôm nay đã phải loan tải tin tức về những cuộc biểu tình tại Hà Nội dưới hình thức kết án những người biểu tình “gây mất trật tự an ninh” sau khi UBND Tp Hà Nội  thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc  biểu tình. Sự cáo buộc, vu khống này của CA đối với những người yêu nước chắc chắn sẽ làm cho cả nước nổi giận, sẽ quan tâm hơn đến tình hình đất nước đang lâm nguy như hiện nay. Sự vu khống này đã đưa đến hậu quả là chính quyền Việt Nam đã bắt giữ những ngườ biểu tình. Điều này đã được truyền thông quốc tế quan tâm và loan tải. BKL xin ghi lại dưới đây bản tin của đài RFI trích từ hãng thông tấn Pháp AFP.

Tám người tham gia biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc bị giam giữ

Việc trấn áp, bắt giữ những người tham gia biểu tình ngày 21/08/11, đã diễn ra trong bối cảnh Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 18/08/11 ra một thông báo yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình trên địa bàn thành phố. Văn bản này đã bị nhiều nhân sĩ, trí thức kiến nghị bãi bỏ vì vi phạm Hiến pháp, ban hành không đúng luật.

Tiếp tục đọc

Biểu tình yêu nước lần thứ 11: Tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu

Năm xưa, khi nhà Trần trước nguy cơ Đại Hán xâm lược, thế nước yếu, thế giặc như chẻ tre, nhà vua đã phải mở Hội nghị Diên Hồng tập trung các bô lão. Tiếng thét ở hội nghị Diên Hồng, Bình Than cũng có lẽ là những lời “hò hét” này. Tiếng “Sát Thát” ngày xưa cũng chính là những lời được cho là “hò hét” hôm nay.

Nhưng, tôi tự nghĩ rằng nếu không có những lời “hò hét” đó, thì từ bao đời nay rồi, chúng ta không biết hiện đang thuộc về Tỉnh Vân Nam hay Quảng Đông?

Tiếp tục đọc

Quyền biểu tình của công dân

Hoàng Xuân Phú

Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.

Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay, biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều “phạm húy”. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

Tiếp tục đọc

Luôn ở bên em

Trần Khải Thanh Thủy viết Đỗ thị Minh Hạnh

Tiếp tục đọc

Hàng trăm cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc bị mất tích

Anh Vũ

Công an Trung Quốc đã cho mở cuộc điều tra về việc hàng trăm cô gái Việt Nam bị bán làm vợ đàn ông nước này  bỗng nhiên bị bắt cóc. Rất có thể những cô gái nói trên lại tiếp tục bị đem bán cho những người đàn ông khác ở Trung Quốc.

 AFP hôm 21/08/2011 dẫn nguồn tin từ báo chí chính thứcTrung Quốc cho biết, công an nước này đã cho mở cuộc điều tra về việc hàng trăm cô gái Việt Nam bị bán làm vợ đàn ông Trung Quốc nay bỗng nhiên bị bắt cóc.

Rất có thể những cô gái nói trên lại tiếp tục bị đem bán cho những người đàn ông khác ở Trung Quốc.
Theo bản tin Tân Hoa xã hôm 20/08, công an tỉnh Hồ Nam, (miền trung Trung Quốc) thông báo họ đang tiến hành điều tra vụ rất đông các cô gái Việt Nam trong một khu làng thuộc huyện miền núi Song Phong trong tỉnh Hồ Nam bị mất tích. Những người phụ nữ bị mất tích chính là những người đã bị gả bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc trong vùng. Theo Tân Hoa xã, những ông chồng người Trung Quốc có vợ bị mất tích đã nhận được những cú điện thọai yêu cầu họ phải nộp một khoản tiền chuộc, nếu không vợ họ sẽ bị đem bán.

Một người đàn ông họ Hồ, tại địa phương kể lại với AFP, năm 2008 đã phải bỏ ra hơn 36 nghìn nhân dân tệ (tương ương với 4000 euro) mới có được cô vợ người Việt Nam. Vợ ông bỗng dưng bị mất tích, hai tháng sau bà gọi điện thoại về khóc nức nở nói rằng bà bị bắt cóc và bán sang làm vợ ở một nơi khác, nay họ đòi 20 nghìn nhân dân tệ để chuộc.

Theo AFP thì con số những cô vợ người Việt bị mất tích tại tỉnh Hồ Nam chắc chắn còn cao hơn nhiều, bởi vì có rất đông những ông chồng có vợ bị mất tích không dám khai báo. Họ sợ sẽ bị liên lụy vì đã tham gia mua bán phụ nữ.

Trung Quốc hiện nay đang rơi vào tình trạng mất cân đối về dân số nghiêm trọng. Theo một thống kê mới đây tại Trung Quốc thì đến năm 2020, sẽ có hơn 24 triệu người đàn ông nước này không thể tìm được vợ. Không thể lấy vợ ở trong nước, đàn ông Trung Quốc, chủ yếu ở các vùng nông thôn, đã phải bỏ tiền ra mua các cô vợ được đưa qua từ bên ngoài biên giới mà chủ yếu là từ Việt Nam sang.

Gần đây báo chí tại Việt Nam cũng đã nhiều lần đưa tin về những vụ lừa đảo phụ nữ bán sang Trung Quốc làm gái mãi dâm hoặc làm vợ.

Trung Quốc và phản quốc

Trần Gia Phụng
1.- Chuyện dài Trung Quốc

Đối với người Việt Nam, Trung Quốc là chuyện dài bất tận, bắt đầu ngay từ thời tổ tiên chúng ta lập quốc, và có lẽ không khi nào chấm dứt, vì không thể nào thay đổi khu vực địa lý chính trị. Các nhà cầm quyền Trung Quốc, dù bất cứ chế độ nào, luôn luôn tìm cách thôn tính Việt Nam, bành trướng xuống Đông Nam Á. Điều nầy không cần chứng minh, người Việt Nam nào cũng biết.
Tiếp tục đọc